
Đã khá lâu rồi kể từ khi những dòng hồi tưởng này được nhà Tây Nguyên học nổi tiếng người Pháp Jacques Dournes viết nên, và cũng lâu rồi người ta không thấy đôi chỏm vú đào căng đầy nhựa sống nơi đất cao nguyên hùng vĩ. Dường như vẻ đẹp hoang dại ấy chỉ còn lại đâu đó giữa các bức ảnh đầu thế kỷ XX hoặc ẩn sâu giữa những nếp nhà dài đơn sơ vùng đất đỏ. Giờ đây, ta thường chỉ bắt gặp những cụ bà ở trần, dù dải vú chảy xệ nhăn nheo song đôi mắt vẫn rực sáng đăm đăm nhìn vào một miền xa xưa ký ức.
Trang phục của người phụ nữ Tây Nguyên 20 năm trở về trước
Ngày ấy, cao nguyên xa xăm bằng phẳng Tây Nguyên vẫn bao bọc lấy những
tộc người Thượng mới bước qua thời kỳ mẫu hệ. Hình ảnh sinh sôi nảy nở
đầy tính nữ như mẹ lúa, nữ thần mặt trời, bà Tồ Cô, bà Dạ Cróa... xuất
hiện đậm đặc giữa một miền hồng hoang huyền thoại.
Quan niệm về cái đẹp cũng bắt nguồn từ ấy và bầu vú người phụ nữ được phô ra như những gì rực rỡ nhất của núi rừng.
Bức ảnh nổi tiếng đầy nghệ thuật về phụ nữ Tây nguyên.
Thời gian nối tiếp thời gian, những kẻ lữ hành nơi cao nguyên hoang dã
đã luôn ghi lại hình ảnh bầu vú đầy khát vọng nảy nở vào ký ức của mình.
Nào là thiếu nữ ở trần mang gùi băng rừng vượt thác, màu nắng phủ lên đôi ngực đầy sinh lực của cô.
Về bản rồi, đôi vú mẩy tròn lại nhún nhẩy hòa nhịp với bước chân thoăn
thoắt lên những bậc thang. Bà mẹ ngồi bên đống lửa, vừa vun bếp vừa
quàng lấy đứa con đang nô đùa trong cái địu bằng chăn mải miết bú mẹ.
Rồi các cô gái tắm tiên trẫm bầu vú non đẫy nước của mình xuống làn suối mát.
Trong ký ức xa xưa hơn nữa là những cô con gái đến tuổi dậy thì vú nở
khoe sắc xuân nhọn hồng háo hức mong chờ nghi lễ trưởng thành cà răng
cuh kraih. Đến giờ, tục lệ ấy đã không còn, nhưng các cụ già từng trải
qua thời kỳ ấy vẫn gợi lại như một kỷ niệm đẹp không thể nào quên.
Người phụ nữ Tây Nguyên xưa biết làm đẹp cho đôi nhũ hoa của mình mọi
lúc, mọi nơi và mọi cách. Đối với họ, lao động sẽ giúp cặp vú luôn săn
chắc qua nhiều kỳ sinh nở. Nước da bánh mật trải nắng cùng mái tóc đen
huyền làm tôn lên vẻ đẹp của ngực trần. Họ quấn quanh hông một chiêc váy
sẫm có hoa văn dài đến mắt cá chân hoặc đầu gối, phía trên không mặc
gì, thay vào đó là đồ trang sức. Nào hoa tai to bằng cái đĩa, vòng đồng
đeo đầy cẳng tay, cổ quàng vô số vòng kiềng có trang trí thêm những cái
vuốt hổ hoặc nanh rắn.
Hãy nhắm mắt và nghĩ đến những chiếc vòng cổ xâu hạt kim loại ấy đang
tung tẩy khoe mình giữa đôi bờ vú săn chắc. Qua mỗi bước họ đi, đám
trang sức va vào nhau tạo nên những tiếng leng keng và nhịp điệu sẽ thay
đổi nếu họ làm việc khác. Khi giã gạo, cánh tay người phụ nữ đưa lên
tạo thành tiếng vui tai chắc nịch làm nền bầu vú đong đưa.
Khi cho con bú, đứa trẻ chùn chụt mút bầu vú căng tròn và thở đều của mẹ
khiến những hạt đồng trên bộ vòng ở cổ cũng nhịp nhàng vang tiếng. Ôi,
liệu trên đời còn ai biết cách khoe mình khéo léo và tinh tế hơn những
phụ nữ này?
Phụ nữ Tây nguyên bây giờ, vẫn có rất nhiều trang sức với hàng chục chiếc vòng làm bằng đồng đeo trên cổ tay.
Dù đã đổi thay nhiều nhưng Tây Nguyên vẫn bảo lưu nhiều dấu ấn của thời
kỳ mẫu hệ. Hình ảnh bầu vú căng tròn xuất hiện khắp mọi nơi như biểu
chưng về sự sinh sôi và phồn thực của của con người. Tiêu biểu nhất là
đôi cầu thang đực - cái trước khi bước vào nhà người Ê đê.
Chuyện thiếu nữ tắm trần vẫn thường thấy ở các bản làng.
Bên cạnh cầu thang đực nhỏ bé đơn giản, chiếc thang Cái độc mộc có hình
thuyền lướt sóng được chặt khúc theo bậc được đặt trang trọng và to lớn.
Trên đỉnh thang có khắc hình đôi bầu vú tròn căng viên mãn. Người Ê đê
kể rằng, bầu sữa ấy chính là thông điệp ca ngợi vẻ đẹp và sự trân trọng
người phụ nữ.
Vẫn còn đó những bức tượng nhà mồ khắc hình người mẹ bụng bầu với đôi vú
căng phồng khỏe khoắn, Trong các ngôi nhà dài còn bắt gặp hình đôi vú,
vành trăng non trạm khắc trên xà ngang để nói rằng gia chủ là người giàu
có và uy thế. Rồi những chiếc núm tròn ở tâm cồng khiến ta liên tưởng
đấy bầu vú mẹ cứ đến mùa lễ hội lại hòa thanh trong dàn cồng chiêng mừng
lúa mới.
Em ơi, anh quá biết
Nước da em rạng ngời như gỗ cây knia
Em mượt mà như cây cẩm hương
Thân hình em đẹp quá
Thấp thoáng bắp chân em
Như tia chớp tháng hai
Như sét đánh tháng ba
Để trần cặp vú em
Cả làng ta bốc cháy
(Jacques Dournes)
Những chàng "Đam san" cường tráng đóng khố ngại ngùng khi có phụ nữ lạ vào làng.
Trước kia, hầu hết các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đều có trang phục
riêng, nhưng chỉ thường được mặc trong những ngày lễ hội. Trong sinh
hoạt hàng ngày, họ đều để ngực trần. Từ khi những nhà truyền giáo xuất
hiện, người phụ nữ đã được nhắc nhở về tục để ngực trần.
Ngọt ngào dòng sữa của người mẹ 19 tuổi đang cho hai bé A-kay một tháng tuổi bú bữa ngon lành.
Quá trình tiếp xúc với người Kinh dưới xuôi trong một thời gian dài đã
khiến hình ảnh này gần như hoàn toàn biến mất. Nhà văn người Êđê Linh
Nga Niek Đăm kể lại rằng những năm 1975 bà vẫn bắt gặp những khuôn ngực
trần trải đầy sức nắng giữa các bản làng.
Có lẽ đến giờ, đôi vú non với vẻ đẹp của sự sinh sôi nảy chồi sự sống đã
chỉ còn trong ký ức. Nhưng biết đâu đấy, giữa đại ngàn núi rừng Trường
Sơn, những lữ khách lang thang lại vô tình bắt gặp đôi nụ ửng hồng của
những búp xà nu ngày trước.
Đáng yêu với cảnh chị ngồi bắt chấy cho em.
Bé thơ gãi đầu thắc mắc khi thấy người lạ đưa máy ảnh chụp.
Không chỉ như vậy, cảm cảnh A-kay ngủ trên đôi lưng yếu nhỏ, các chàng
trai Đam san đóng khố, trẻ em ngồi bắt chấy cho nhau… là những hình ảnh
thú vị đã tạo nên một nét đặc trưng của mảnh đất đại ngàn Tây Nguyên mà
chỉ nơi này mới có.
Bên cạnh một xã hội hiện đại bây giờ cùng những phong cách thời trang
phong phú - đa dạng đầy màu sắc, đôi khi người ta vẫn tìm thấy sự hoang
sơ, trầm lắng khi đến với mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng gió.
Lễ hội là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Tây Nguyên.
Đó là cảnh những chàng Đam san cường tráng ngại ngùng che lấy cơ thể chỉ
vỏn vẹn cái khố trên người khi có phụ nữ lạ đến làng. Đôi khi chợt thấy
những phụ nữ J’rai, Bahnar mặc váy thổ cẩm, thân trần như thuở nào… Rồi
cả những A kay ngủ ngon trên tấm lưng gầy bé nhỏ của người chị…
Tây nguyên, mảnh đất thân thương, huyền diệu từ hàng trăm năm trước cho
đến bây giờ vẫn thế: hùng vĩ cùng cả sự chân tình của con người trên một
mảnh đất vùng cao.
Đăng nhận xét